VTOS là gì?
VTOS (viết tắt từ cụm: Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) là bộ tiêu chuẩn cần thiết để phát triển chất lượng nghiệp vụ ngành Du lịch Việt Nam.
Đây là bộ Tiêu chuẩn do Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội (Liên minh Châu Âu tài trợ) thực hiện sửa đổi từ bộ Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS- Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) của Dự án “Phát triển Nguồn Nhân lực Du lịch Việt Nam” xây dựng. Bộ Tiêu chuẩn này được sửa đổi phù hợp với quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tiêu chuẩn ASEAN để đáp ứng toàn bộ các tiêu chí cần thiết cho việc công nhận và cấp chứng chỉ nghề du lịch sau này.
Phiên bản Tiêu chuẩn nghề VTOS gồm 2 phiên bản: Phiên bản 2008 và phiên bản 2013. Phiên bản 2013 linh hoạt và nhiều khả năng tiếp cận, nhiều bậc để cấp chứng chỉ; phiên bản 2008 phù hợp trong bối cảnh doanh nghiệp, chỉ cấp chứng chỉ cho một bậc nghề duy nhất.
Các lĩnh vực nghề VTOS
Bộ tiêu chuẩn theo phiên bản mới nhất (2013) được xây dựng dựa trên sáu lĩnh vực nghề chính và bốn lĩnh vực chuyên biệt
Lưu trú Du lịch
1. Lễ tân
5. Quản lý khách sạn |
Lữ hành
1. Điều hành du lịch & Đại lý lữ hành 2. Tour Guiding
Lĩnh vực chuyên biệt:
3. Thuyết minh Du lịch 4. Phục vụ trên tàu thủy du lịch |
Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS phiên bản mới (2013) đã được Tổng cục Du lịch phê duyệt và đang được triển khai các hoạt động đào tạo trong khuôn khổ Dự án EU.
Bộ tài liệu VTOS phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt 2013 do EU phát hành
Sử dụng Tiêu chuẩn nghề VTOS như thế nào?
Hiện nay Tiêu chuẩn VTOS phiên bản 2013 là phiên bản mới nhất và đang được áp dụng triển khai cho công tác đào tạo của các doanh nghiệp từ quy mô vừa và nhỏ, các khách sạn lớn, các công ty du lịch và lữ hành, cũng như để xây dựng giáo trình đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học và các cơ sở giáo dục, đào tạo. Bên cạnh đó, các đơn vị năng lực trong bộ Tiêu chuẩn có thể được nhóm lại thành các tập hợp riêng biệt để đào tạo hoặc cấp các chứng chỉ cho các công việc khác nhau (ví dụ: Chứng chỉ phục vụ quầy bar) hoặc cấp các văn bằng ở bậc cao đẳng, đại học (ví dụ: Văn bằng về Khách sạn) v.v.
Hoạt động đào tạo đội ngũ Đào tạo viên theo tiêu chuẩn VTOS và đào tạo tại địa phương đã được Dự án EU khởi động với các nghề chuyên sâu của hoạt động Du lịch. Bên cạnh đó, một loạt các chương trình tập huấn cập nhật tiêu chuẩn đã được tiến hành dành cho các Đào tạo viên VTOS và được công nhận, cũng như các chương trình giới thiệu VTOS tới các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề để giới thiệu các tiêu chuẩn và các chứng chỉ đề xuất nhằm mục đích bổ sung và nâng cao giáo trình giảng dạy.
Tiêu chuẩn VTOS đang được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc tới tất cả các cá nhân và đơn vị quan tâm nhằm nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ du lịch tại Việt Nam. Việc thiết lập tiêu chuẩn đối với ngành Du lịch nói riêng và các ngành dịch vụ khác nói chung sẽ góp phần đem lại những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo nhất, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Du lịch Việt Nam.